Bài tập phương thức biểu đạt tự sự năm 2024

Trong 6 phương thức biểu đạt, phương thức nghị luận và tự sự là 2 phương thức các bạn dễ nhầm lẫn nhất. Vì vậy, học văn chị Hiên sẽ giúp các bạn phân biệt dựa trên đặc trưng và dấu hiệu của 2 phương thức biểu đạt này nhé!

PTBĐ

ĐẶC TRƯNG

DẤU HIỆU

TỰ SỰ

- Kể lại một chuỗi sự việc, sự việt này dẫn đến sự việt kia, cuối cùng là kết thúc.

- Quan tâm đến việc khắc hoạ tình cảnh nhân vật, nêu lên nhận thức.

- Có cốt truyện:

+ Nhân vật

+ Diễn biến

+ Câu trần thuật

- Thường dùng trong văn bản truyện và tiểu thuyết.

NGHỊ LUẬN

- Bàn bạc phải, trái, đúng, sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến của người viết.

-Để thuyết phục người khác đồng tình với mình

- Có:

+ Vấn đề bàn luận

+ Quan điểm của người viết

-Thường sử dụng các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.

VÍ DỤ

PHÂN TÍCH

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cam quen được nuông chiều, chỉ mãi ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.

(Tấm Cám)

- Nhân vật: Mẹ Cám, Tấm, Cám.

- Câu chuyện: Tấm và Cám đi bắt tép.

- Có các câu trần thuật.

\=> Phương thức biểu đạt tự sự.

Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.

(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)

- Có quan điểm, vấn đề bàn luận về trường học.

\=> Phương thức biểu đạt nghị luận.

Học văn chị Hiên mong rằng với các dấu hiệu nhận biết, phân tích ví dụ trên sẽ giúp các bạn hiểu được rõ hơn sự khác nhau của phương thức biểu đạt tự sự và nghị luận để không bị nhầm lẫn nữa nhé! Để biết thêm nhiều kiến thức và bài học bổ ích hãy theo dõi ngay Học văn chị Hiên .

Câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận có đáp án

VietJack giới thiệu 7 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1: Đoạn thơ sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?“Tuổi thơ con có những gì

  1. Biểu cảm
  1. Miêu tả
  1. Tự sự
  1. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

"Không chỉ có học sinh, người lớn cũng vậy. Những ông bố đi đánh bạc hay lô đề rồi về làm khổ vợ con. Nhà cửa tan nát, đồ đạc trong nhà cũng không cánh mà bay. Có trường hợp, khi đi đánh bạc về thua, ức quá không làm gì được lại quay ra bắt con quỳ trên tổ kiến lửa, phơi nắng và còn nhiều hành động dã man khác. Ông ta còn đánh đập, hành hạ vợ. Thử hỏi một em bé chưa đầy mười tuổi sẽ sống như thế nào với một người bố như vậy? Rồi tương lại của em sẽ ra sao? Lại có cả những người mẹ bỏ chồng, bỏ con đi thâu đêm suốt sáng, vùi đầu vào những trận đỏ đen. Hạnh phúc gia đình bị phá vỡ, nhà cửa tiêu tán, xã hội đen tối".

  1. Nghị luận – tự sự.
  1. Nghị luận – miêu tả.
  1. Nghị luận – biểu cảm – tự sự – miêu tả.
  1. Nghị luận – biểu cảm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 3: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?

  1. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.
  1. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thật và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
  1. Các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
  1. Tổng hợp cả 3 ý trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 4: Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nào luôn giữ vai trò chủ đạo?

  1. Tự sự
  1. Miêu tả
  1. Biểu cảm
  1. Nghị luận

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: “Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ” là dấu hiệu nhận biết của phương thức biểu đạt nào?

  1. Nghị luận
  1. Tự sự
  1. Thuyết minh
  1. Miêu tả

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 6: Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

“Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.”

  1. Nghị luận kết hợp biểu cảm.
  1. Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả.
  1. Nghị luận kết hợp thuyết minh.
  1. Nghị luận kết hợp miêu tả.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 7: Tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là gì?

  1. Làm cho bài văn nghị dài hơn.
  1. Làm cho bài văn nghị ngắn hơn.
  1. Làm cho bài văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.
  1. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Đáp án: C zzz

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Trắc nghiệm bài Đàn ghi ta của Lor-ca
  • Trắc nghiệm bài Bác ơi!
  • Trắc nghiệm bài Tự do
  • Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  • Trắc nghiệm bài Quá trình văn học và phong cách văn học

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Phương thức biểu đạt của văn bản tự sự là gì?

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt tự sự là một phương thức mà người sử dụng phương thức này sẽ vận dụng các ngôn ngữ để kể lại một chuỗi sự việc nào đó theo thứ tự lần lượt, từ một sự việc này sẽ dẫn đến một sự việc kia và sâu chuỗi các sự việc lạo với nhau để tạo ra kết thúc cho câu chuyện.

Việc kết hợp các phương thức biểu đạt có tác dụng gì?

- Việc kết hợp giữa các phương thức biểu đạt với nhau làm rõ ràng và sinh động hơn cho nội dung của bài viết. - Yếu tố biểu cảm làm cho văn nghị luận tăng tính thuyết phục hơn, bởi nó tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của người đọc (hoặc người nghe).

Có tất cả bao nhiêu phương thức biểu đạt?

Các phương thức biểu đạt trong văn bản lớp 12 đầy đủ nhất Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

Phương thức biểu đạt nghị luận là gì?

Nghị luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.